Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Máy chiếu 3D là gì, tư vấn lắp đặt phòng chiếu phim 3D

Máy chiếu 3D, công nghệ 3D là gì, tư vấn lắp đặt phòng chiếu phim 3D gia đình giá rẻ.
Bạn có sở thích xem phim HD, 3D, gia đình bạn cũng có sở thích xem phim, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thời gian và tiền bạc để thõa mãn đam mê của mình. Bạn đã biết về máy chiếu chưa? Tại sao bạn không tự sắm cho mình một chiếc máy chiếu HD, 3D để sử dụng tại chính ngôi nhà của bạn. Bạn sẽ được trải nghiệm một cảm giác phim 3D giống như rạp chiếu phim mà bạn đã từng đi xem, hơn nữa rạp chiếu phim này lại ở chính trong ngôi nhà của bạn!
Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn về máy chiếu 3D giá rẻ, công nghệ chiếu 3D và một số điều cần biết giúp bạn tự thiết kế cho mình 1 phòng chiếu phim 3D tại nhà

1. Công nghệ 3D là gì?
3-D thực ra là viết tắt của từ :3-Dimension (3 chiều: chiều dài, chiều rồng và chiều sâu). Kỹ thuật 3D là từ được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới, đi liền với đồ họa 3D, nghĩa là những hình ảnh được tái hiện, dàn dựng nên một cách thật sống động giống như thật với sự trợ giúp của các chương trình hỗ trợ đồ họa trên máy tính. Kỹ thuật 3D cho phép bạn tương tác với bộ phim, không gian nổi 3 chiều sẽ làm bạn sẽ làm bạn có cảm như đang thực ở trong không gian của phim, như đang hòa nhập một cách sống động với 1 chuyến du hành thực sư, vì thế công nghệ Read 3D – Không gian ba chiều đã ra đời

2. Nguyên lý hoạt động của 3D
Các bộ phim xây dựng theo công nghệ 3D chủ yếu dựa theo nguyên lý tạo hình ảnh 3 chiều từ 2 mắt, sự nổi hay chìm của một vật trong phim phụ thuộc vào cách nhìn của khán giả. Giả sử bạn đang nhìn vào 2 vật trong hình ở cạnh nhau, nhưng mắt trái nhìn vào vật bên phải, mắt phải nhìn vào vật bên trái thì ta có cảm giác như vật đó đang lồi ra khỏi khung hình. Lợi dụng nguyên lý này, các nhà làm phim đã quay thành 2 phim khác nhau, tương ứng với hai góc nhìn khác nhau từ hai con mắt bạn. Những hình ảnh này khi đi qua xử lý của bộ não sẽ chập lại thành những hình ảnh không gian 3 chiều mà người ta gọi tắt là 3D.

3. Công nghệ 3D ứng dụng trong máy chiếu
Hiện nay máy chiếu đã rất phổ biến trong và ngoài nước, máy chiếu không chỉ mang lại nhiều lợi ích, tiện dụng trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, kinh doanh... mà còn được sử dụng rộng rãi cho các lĩnh vực giải trí như chiếu phim, bóng đá hay hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời như ca hát, chiếu phim lưu động…
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số công nghệ 3D được ứng dụng trong máy chiếu và những điều kiện cần thiết để có thể lắp đặt được 1 phòng chiếu phim 3D
-          Công nghệ 3D màn trập shutter hay còn gọi là 3D DLP: Sử dụng máy chiếu ở chế độ 3D Ready (Có sẵn trong một số máy chiếu trên thị trường hiện nay như: OptomaViewsonicVivitek…) và kính 3D màn trập điện tử đóng mở hình ảnh trái phải liên tục tuần tự cho 2 mắt với tần số 120Hz (60Hz cho mỗi mắt) đồng bộ hóa với máy chiếu. Tần số này chưa đủ cao nên có thể gây mỏi mắt cho người xem và chớp mắt liên tục. Kính sử dụng kèm với máy chiếu 3D DLP khá đắt tiền khoảng 1.200.000 đồng. Chỉ cần trang bị thêm một đầu phát 3D đầu 3D Bluray cộng với dàn âm thanh vòm 5.1 hoặc 7.1 thì bạn đã tự sở hữu cho mình 1 phòng chiếu phim 3D chuyên nghiệp tại nhà
 10.jpg           11.jpg
              Máy chiếu công nghệ 3D DLP                                                                  Đầu phát IMAX 3D

-          Công nghệ 3D phân cực: Dựa trên nguyên lý phân cực ánh sáng cho chất lượng hình ảnh 3D cao nhất. Cần màn chiếu bạc khử cực chuyên dụng. Giải pháp này cần sử dụng 2 máy chiếu HD phổ thông, máy chiếu hãng nào cũng sử dụng được miễn là HD, nhân đôi độ sáng gắn với cắp bộ lọc phân cực thụ động. Có hai loại và kính phân cực đó là phân cực thẳng (linear) và phân cực tròn (circular). Kính sử dụng cho chiếu 3D phân cực khá rẻ khoảng 80.000 Đồng. Giải pháp công nghệ 3D phân cực này chi phí đầu tư cao hơn nhiều so với 3D màn trập nên nó chỉ phù hợp cho kinh doanh vừa và nhỏ, với rạp chiếu phim khoảng từ 20-100 người, nhưng tối thiểu về chi phí và tối ưu về chất lượng.
 13.jpg
                                                               Mô hình công nghệ 3D phân cực

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Disqus Shortname

Comments system